13/01/2025 6:51 chiều
Các mô hình giá luôn là linh hồn của phân tích kỹ thuật. Thật sự thiếu sót khi sử dụng phân tích kỹ thuật trong ttck mà bỏ quên các mô hình giá.

Trên thực tế, giá cổ phiếu luôn lặp đi lặp lại những mô hình phân tích kỹ thuật như vai đầu vai, hai đáy, hai đỉnh, cái cốc và tay cầm, … bởi lẽ hành vi và tâm lý của con người không bao giờ thay đổi, từ xưa đến bây giờ.

Do đó, việc áp dụng những mô hình giá lặp đi lặp lại luôn luôn hiệu quả.

Bài viết này sẽ cùng các bạn tìm hiểu những mô hình giá thông dụng, được sử dụng nhiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những mô hình giá này sẽ xuất hiện rất nhiều ở những mã cổ phiếu có thanh khoản tốt. Do đó, điều quan trọng nhất để sử dụng tốt những mô hình giá này là cổ phiếu mà nhà đầu tư lựa chọn phải có thanh khoản cao.

phân tích kỹ thuật - các mô hình phổ biến và hiệu quả

1. Mô hình phân tích kỹ thuật “breakout qua kênh xu hướng”

Mô hình này phải nói là cực kỳ phổ biến. Gần như bất kỳ cổ phiếu nào cũng có cổ phiếu này.

Thường thì giá đi theo xu hướng sẽ dao động trong một kênh giá bao gồm biên trên và biên dưới chính là hai đường trendline (đường xu hướng) song song với nhau đi qua các đỉnh các đáy.

Nếu không có gì bất thường thì giá sẽ đi trong kênh, nhưng một khi breakout ra khỏi kênh giá (dù breakout lên hay xuống) thì nó cũng sẽ thay đổi hướng đi. Dưới đây là hai mô hình breakout qua kênh xu hướng điển hình:

phan-tich-ky-thuat-cac-mo-hinh-gia-chung-khoan-pho-bien-va-hieu-qua

Mô hình này khá hay ở chỗ hành động giá của nó.

Nói về mô hình giá trong kênh xu hướng tăng. Giá sẽ dao động trong kênh và xuất hiện hai kịch bản sau:

  • Giá tăng breakout qua biên trên của kênh giá, đồng thời breakout qua đường kháng cự trong quá khứ, sau đó sẽ pullback lại trước khi tăng lên. Cơ hội MUA tốt khi giá pullback về cản và kênh giá.
  • Giá giảm, nhưng trước khi breakout, giá test lại đường kênh giá bên dưới một lần nữa. Sau đó, giá sẽ đi xuống breakout qua đường hỗ trợ tạo bởi đáy cũ và pullback lại. Thị trường chúng ta đang giao dịch không có vị thế bán khống. Do đó, chúng ta sẽ bán cổ phiếu một khi giá breakout ra khỏi kênh giá.

Nhưng trong chứng khoán phái sinh, chúng ta có được một cơ hội vào lệnh SHORT khi giá breakout qua đường hỗ trợ và pullback trở lại.

Tương tự như kênh giá tăng, kênh giá giảm cũng sẽ cho nhà đầu tư hai cơ hội một là để MUA hai là để bán khống. Chúng ta từ từ nghiên cứu nhé.

Dưới đây là ví dụ thực tế để các bạn dễ hiểu:

phan-tich-ky-thuat-cac-mo-hinh-gia-chung-khoan-pho-bien-va-hieu-qua-2-dxg

Chúng ta nối đỉnh thành biên trên của kênh giá, và nối các đáy thành biên dưới kênh giá, ta được 1 kênh giá tăng. Quan sát hành động, giá giảm và bị breakout, điều này cho thấy xu hướng giảm đã được thiết lập.

Chú ý thanh khoản khi giá breakout, thanh khoản tăng mạnh hơn trung bình 20 ngày. Do đó, chúng ta có thể khẳng định breakout này là thật, và giá có thể tiếp tục giảm.

Hành động lúc này, nếu nhà đầu tư có nắm giữ cổ phiếu thì có thể cắt lỗ hoặc giảm tỷ trọng ngay phiên hồi phục sau đó.

2. Mô hình giá chứng khoán “vai đầu vai”

Mô hình vai đầu vai là một trong những mô hình phân tích kỹ thuật kinh điển và sử dụng nhiều nhất trên thị trường chứng khoán. Tần suất xuất hiện khá ít, nhưng mỗi lần nó hình thành, thì xác suất thành công rất cao.

Dưới đây là một mô hình chuẩn của vai đầu vai:

phan-tich-ky-thuat-cac-mo-hinh-gia-chung-khoan-pho-bien-va-hieu-qua

Đường U là đường xu hướng tăng trước đó. Giá breakout xuống đường trenline và tạo pullback tại đỉnh 3. Nhưng mãi đến điểm số 5, khi giá breakout qua đường viền cổ số 4, chúng ta mới vào lệnh.

Đỉnh (1) và (3) gọi là hai vai, không nhất thiết phải bằng nhau, lệch 1 chút cũng được, nhưng phải thấp hơn đỉnh (2) – đầu.

Dưới đây là ví dụ thực tế cho mô hình vai đầu vai:

phan-tich-ky-thuat-cac-mo-hinh-gia-chung-khoan-pho-bien-va-hieu-qua-3-vnindex_1

Chúng ta có mô hình vai đầu vai ngược bao gồm đáy như mẫu trong hình. Ta thấy điểm breakout qua trenline giảm. Sau điểm breakout, giá tăng mạnh do mô hình Vai đầu vai đã hình thành.

Chúng ta cần chú ý thêm một điểm nữa là thanh khoản tại điểm breakout rất cao, cao hơn trung bình 20 ngày. Do đó, breakout được hỗ trợ, và xác suất để tăng tiếp là rất cao.

Kết hợp hai yếu tố này, nhà đầu tư hoàn toàn có thể cần nhắc mua mạnh cổ phiếu.

Tổng kết

Bài viết đã trình bày hai mô hình thường gặp nhất trong phân tích kỹ thuật thị trường chứng khoán Việt Nam. Vẫn còn những mô hình khác cũng quan trọng không kém, trong bài sau tôi sẽ trình bày tiếp nhé.


>>> Xem thêm: Các bài phân tích mới nhất tại đây.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPBankS

Tải ứng dụng đầu tư NEO Invest (VPBankS) tại đây hoặc quét mã QR:

mot-tai-khoan-chung-khoan-online-vpbanks-ma-qr

SĐT/Zalo: 0909689963

Tổng hợp & TDStock

Tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *