09/04/2025 3:07 sáng
Chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Có thể thấy được các tổ chức chứng khoán hay các công ty chuyên cung cấp dữ liệu thống kê thường rất thích sử dụng chỉ số P/E để so sánh giữa các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, họ còn rất thường xuyên sử dụng chỉ số P/E của Việt Nam so với trung bình trong quá khứ. Hoặc so với các nước trong khu vực để đánh giá độ đắt rẻ.

Những thông tin này thường lên truyền thông và tác động khá nhiều đến tâm lý của các nhà đầu tư.

chi-so-pe

Định nghĩa chỉ số P/E

P/E là gì? Những người tham gia vào thị trường tài chính dường như đã rất quen thuộc với cái chỉ số này.

Chỉ số P/E (Price to earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu trên thị trường (Price) và lãi thu được trên một cổ phiếu (Earning per share – EPS).

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên 1 cổ phiếu (EPS)

Chỉ số P/E dùng để làm gì?

Hiểu một cách đơn giản, P/E thường dùng để định giá cổ phiếu. Phương pháp này gọi là định giá tương đối và định giá so sánh.

Định giá tương đối: Thể hiện sự tương quan giữa giá cổ phiếu và mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đó thu được.

Định giá so sánh: Người ta dùng P/E để so sánh giữa các công ty trong cùng ngành. Hoặc so sánh P/E hiện tại so với quá khứ.

P/E cao là đắt hay rẻ

Ví dụ: Ta có hai công ty công ty A và công ty B

so-sanh-chi-so-p/e

 Vậy giữa A và B thì giá của công ty nào rẻ hơn.

Nếu chỉ so sánh P/E thì chúng ta sẽ không thể trả lời một cách tốt nhất cho câu hỏi này được.

Trong ví dụ trên công ty A có P/E là 12. Theo nguyên tắc sẽ cao hơn P/E là 10 của công ty B. Do đó A có thể được cho là đắt hơn bởi vì mất 12 năm mới hoàn vốn. Thế nhưng chúng ta phải hiểu rằng khi P/E ở mức cao như vậy có nghĩa là nó sẽ xảy ra một trong hai trường hợp sau:

  • Trường hợp thứ nhất. Đó là các nhà đầu tư sẵn sàng trả cái mức giá cao hơn cho một cổ phiếu của công ty A. Bởi vì họ đánh giá công ty này có nhiều chuyển vọng tăng trưởng và phát triển. Ví dụ như công nghệ tiên tiến, bộ máy quản trị xuất sắc, … Qua đó tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai. Vì vậy họ sẵn sàng trả mức giá cao để sở hữu cổ phiếu.
  • Ngược lại, nếu như đánh giá tình hình hoạt động của công A không có gì nổi trội. Hoặc gặp một số các vấn đề gì đó về bộ máy, khiến cho rủi ro sụt giảm lợi nhuận của công ty tăng cao trong thời gian tới. Mà mức P/E của công ty A đang cao hơn so với bình quân của ngành. Hoặc P/E cao hơn so với các công ty khác cùng ngành (trong trường hợp này là công ty B) thì có thể được coi là cổ phiếu đắt.

Vậy chúng ta sẽ rất khó để trả lời P/E của công ty nào đắt. Nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự kỳ vọng và đánh giá khả năng tăng trưởng. Bên cạnh đó là rất nhiều các yếu tố như là năng lực quản trị, chiến lược kinh doanh, ….

Như vậy

Như vậy, khi nhìn vào P/E, chúng ta phải hiểu là chỉ số P/E là định giá tương đối và định giá so sánh. Nên là chúng ta sẽ không thể có các kết luận mang tính tuyệt đối được.

Đồng thời, chúng ta không thể so sánh các công ty không cùng ngành. Ví dụ như một doanh nghiệp ngành bất động sản có P/E là 10, và một doanh nghiệp ngành bán lẻ cũng có P/E là 10. Bởi vì cách phát triển sản phẩm bán hàng và ghi nhận doanh thu của công ty bất động sản là hoàn toàn khác so với một công ty bán lẻ.

Phân loại chỉ số P/E và cách sử dụng

Nhà đầu tư có thể thấy được rằng, chỉ số P/E mà các tổ tức chứng khoán hay các công ty cung cấp dữ liệu tài đang sử dụng E (Earning) là số liệu quá khứ. Thế nên, thị trường sẽ có thêm các loại P/E phân loại như sau:

Trailing P/E (P/E trượt)

Trailing P/E = Giá thị trường của cổ phiếu hiện tại / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong 12 tháng trước (4 quý liền kề trước đó)

Như đã biết, đầu tư cổ phiếu là kỳ vọng vào tương lai của cổ phiếu đó. Nếu như P/E dùng số liệu quá khứ. Như lấu số liệu trên báo cáo tài chính năm 2022 cho thời điểm hiện tại (10/2023) thì không có nhiều ý nghĩa nữa.

Vậy nên, với P/E trailing sẽ cho chúng ta cái nhìn chuẩn xác hơn.

Forward P/E (P/E dự phóng)

Forward P/E = Giá thị trường của cổ phiếu hiện tại / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu dự kiến trong tương lai

E trong trường hợp này là số dự phóng (không mang tính tuyệt đối, không mang tính chắc chắn)

P/E forward phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

Ví dụ: Những doanh nghiệp có triển vọng hồi phục trở lại vào cuối năm như ngành xuất khẩu. Họ đang kỳ vọng sự phục hồi (ta không thể giả định ngành sẽ có sự tăng trưởng đột phá do xuất khẩu đầu năm rất kém), do vậy P/E forward sẽ được sử dụng nhiều hơn trong trường hợp này.

Tuy nhiên, để ước tính được lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần phải hiểu rõ về mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Cùng với rất nhiều yếu tố phía sau như: Hành vi của ban lãnh đạo, định hướng tương lai của doanh nghiệp, ….

Do vậy, kỹ năng đọc hiểu các chỉ số trên báo cáo tài chính là rất quan trọng. Nó giúp hỗ trợ nhà đầu tư có cái nhìn chính xác về doanh nghiệp.

Chỉ số P/E thị trường

Ngoài ra, nhà đầu tư còn thường xuyên bắt gặp thêm một chỉ số P/E nữa. Đó là chỉ số P/E thị trường.

P/E VN-Index là chỉ số trung bình có trọng số của tất cả các cổ phiếu thuộc HoSE (VN-Index)

P/E VN-Index còn có thể được hiểu là P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam. Do sàn HoSE hiện chiếm tới 70-80% vốn hoá và khối lượng giao dịch của cả nước.

P/E thị trường Việt Nam

chi-so-p/e

Nguồn: simplize

Kết luận

Chỉ số P/E (Price to Earnings) đánh giá mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.

P/E cao có thể cho thấy sự kỳ vọng tăng trưởng và sự hấp dẫn của công ty trong tương lai.

P/E thấp không đồng nghĩa với giá cổ phiếu rẻ. Cần xem xét các yếu tố khác như ngành, quản trị, và xu hướng toàn cầu.

Có thể sử dụng P/E dự phóng (forward P/E) để đánh giá kỳ vọng tương lai của doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo tài chính là rất quan trọng để hiểu và sử dụng P/E một cách hiệu quả.

* Bài viết có thể bạn quan tâm:

TDStock

Tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *