Mục lục bài viết
1. Lạm phát khiến giá cổ phiếu giảm
Các tác động đầu tiên của lạm phát xuất hiện trước cả khi lạm phát bắt đầu tăng.
Lạm phát các nước trên thế giới năm 2022
Nguồn: Refinitiv national statistics office
Hậu quả là giá cổ phiếu, đặc biệt là những cổ phiếu tăng trưởng được đánh giá cao bắt đầu đi xuống. Điều này diễn ra trước khi mức lạm phát cơ bản thật sự tăng.
Đồ thị VN-Index 2022
Giá cổ phiếu đi xuống vì các nhà đầu tư kỳ vọng lạm phát tăng cao sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Hoặc sẽ có một kịch bản xấu tương tự diễn ra.
Bên cạnh đó, việc lạm phát tăng cao sẽ khiến các nhà đầu tư kỳ vọng lãi suất sẽ tăng lên, nhầm giảm bớt áp lực lạm phát. Và khi lãi suất tăng, lợi suất của trái phiếu (thường là trái phiếu chính phủ) cũng sẽ tăng. Điều này khiến trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn cổ phiếu.
Từ đó, giá cổ phiếu giảm bởi vì chúng bị ảnh hưởng kép từ:
- Bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế dự kiến.
- Lợi suất trái phiếu tăng dẫn đến sự chuyển đổi tài từ tài sản rủi ro sang loại tài sản ít rủi ro hơn.
Vậy có cách nào để tránh điều này không?
Câu trả lời là có.
Bạn có thể chuyển đổi danh mục về các cổ phiếu hàng hóa cơ bản. Nhóm cổ phiếu này thường hoạt động tốt khi lạm phát gia tăng.
Để đối phó với lạm phát và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác, bạn cần điều chỉnh danh mục đầu tư của mình thật chính xác và nhanh chóng. Nếu không, các nhà đầu tư có cùng tư tưởng nhưng nhanh chân hơn bạn sẽ chiếm được ưu thế.
Họ sẽ là những người chiến thắng và gặt hái lợi nhuận trước khi thị trường trở nên thật sự khó khăn. Và khi bạn nhận ra được điều đó và bất đầu chuyển đổi danh mục thì đã quá trễ để hành động.
Tuy nhiên, ngay cả tỷ phú Warren Buffett cũng phải thừa nhận rằng việc điều chỉnh danh mục đầu tư khi tính đến sự thay đổi của môi trường kinh tế vĩ mô và lạm phát là vô cùng khó khăn.
Thay vì điều chỉnh danh mục đầu tư của mình cho phù hợp với môi trường, phương pháp của Buffett là: “Đầu tư vào danh mục gồm các công ty có nhiều khả năng tồn tại và phát triển trong dài hạn. Bất kể lạm phát và nền kinh tế tác động đến như thế nào đến chúng”.
Tuy nhiên, ngay cả những công ty phòng thủ tốt nhất trên thị trường cũng có thể giảm giá mạnh trong thời kỳ lạm phát. Vì vậy, điều kiện thứ hai mà Buffett đặc ra là: “Hãy sở hữu những công ty phòng thủ chất lượng cao, với thị giá thấp hơn so với giá trị hợp lý của nó”.
Điều này vô cùng quan trọng. Nếu bạn sở hữu những công ty chất lượng với mức định giá hấp dẫn và bạn đang đầu tư dài hạn, thì trong hầu hết các trường hợp, giá cổ phiếu giảm sẽ là cơ hội hơn là rủi ro.
2. Lạm phát bóp nghẹt lợi nhuận
Ảnh hưởng lớn thứ hai của lạm phát là khiến chi phí của các doanh nghiệp tăng nhanh. Giá năng lượng tăng, giá nguyên liệu thô, linh kiện và hàng hóa tăng. Và cuối cùng là chi phí lao động tăng.
Khi chi phí của một công ty tăng lên do lạm phát thì biên lợi nhuận của nó sẽ bị siết chặt lại. Và nếu chi phí tăng đủ nhanh, lợi nhuận thậm chí có thể âm.
Để tránh kịch bản không vui đó, các công ty có hai lựa chọn chính:
- Cắt giảm chi phí.
- Chuyển chi phí cho khách hàng bằng cách tăng giá.
Cắt giảm chi phí là một khởi đầu tốt, vì các công ty luôn tìm cách để tối ưu hóa lợi nhuận trong mọi trường hợp. Họ có thể thay thế nguyên liệu thô đắt tiền bằng sản phẩm thay thế rẻ hơn. Cắt giảm nl như thiết kế chai nhựa bao bì mỏng hơn. Hoặc có thể thay thế con người bằng máy móc.
Tuy nhiên, việc cắt giảm chi phí cần có thời gian. Dẫn đến các doanh nghiệp thường lựa chọn chuyển chi phí cho khách hàng. Việc này diễn ra bằng cách tăng giá bán để đối phó với lạm phát.
Nhưng việc tăng giá nói thì dễ, làm thì khó. Khách hàng sẽ không muốn nhìn thấy giá hàng hóa dịch vụ liên tục tăng. Để chuyển chi phí cho khách hàng, một công ty cần phải có quyền tự định giá hàng hoá dịch vụ của mình ở một mức độ nhất định.
* Quyền định giá có nghĩa là một công ty có thể tăng giá hàng hóa dịch vụ của mình một cách nhất quán mà không làm mất đi quá nhiều khách hàng.
Vậy thì làm thế nào để chúng ta tìm thấy các công ty có quyền tự định quyết định giá bán của mình?
Ta có thể xem xét tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng của một công ty (ROCE). Đó là số tiền lãi mà một công ty tạo ra từ vốn cố định và vốn lưu động.
Ở đây, tôi sử dụng mức lợi nhuận sau thuế trung bình trên vốn khoảng 10% làm mốc để so sánh. ROCE > 10% là không quá cao để các doanh nghiệp tốt đạt được, nhưng đủ để loại bỏ các doanh nghiệp làm ăn yếu kém.
Nếu một công ty có thể liên tục tạo ra tỷ suất ROCE > 10% thì gần như nó có quyền tự định giá. Những doanh nghiệp có thể cover chi phí đầu vào sẽ khiến biên lợi nhuận gộp vẫn giữ ở mức ổn định trong nhiều năm.
Nếu không có quyền tự định giá bán sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh trong ngành sẵn sàng kiếm được lợi nhuận thấp hơn một chút sẽ hạ giá hàng hóa và ăn cắp lợi nhuận của các công ty khác.
Việc một công ty liên tục có ROCE cao trong nhiều năm là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đó:
- Có thể tự áp giá cao hơn mà không mất khách hàng (tăng giá bán).
- Công ty có chi phí hoạt động thấp hơn.
Quy tắc quan trọng bạn có thể áp dụng cho việc lựa chọn cổ phiếu:
- Chỉ đầu tư vào các công ty có tỷ suất lợi nhuận trên vốn luôn trên 10% (ROCE>10%, tùy theo ngành mà mức tỷ suất này có thể khác nhau).
- Chỉ đầu tư vào những công ty có tỷ suất lợi nhuận (Profit Margin) luôn trên 5%.
Và theo Warren Buffett, các cổ phiếu như trên thì nên có trong danh mục của chúng ta bất kể nền kinh tế đang ở giai đoạn nào.
Một số doanh nghiệp có ROCE cao và duy trì ổn định. Đvt: Phần trăm
3. Lạm phát làm giảm nhu cầu
Khi lạm phát tăng cao, nhu cầu đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ thường có xu hướng giảm. Đó là bởi vì chi phí cho các nhu cầu thiết yếu như năng lượng, thực phẩm tăng lên trong khi tăng trưởng thu nhập có xu hướng tụt lại phía sau. Vì vậy người tiêu dùng có ít thu nhập khả dụng hơn để chi tiêu cho những loại hàng hóa khác.
Để giúp họ đối phó với tình trạng này, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ cắt giảm những chi phí dễ cắt giảm nhất. Điển hình như việc người dân có thể hoãn việc xây nhà mới, dừng các kỳ nghỉ hay hạn chế đến những nơi sang trọng. Các công ty có thể cắt giảm chi phí quảng cáo hoặc trì hoãn việc xây dựng các nhà máy mới.
Mặt khác, mọi người vẫn sẽ mua và sử dụng những mặt hàng thiết yếu như điện, thực phẩm, sử dụng các dịch vụ y tế… ngay cả khi lạm phát ở đang ở mức cao. Họ có thể sử dụng một thương hiệu rẻ hơn hoặc giảm mức tiêu thụ một chút. Nhưng họ vẫn sẽ cần những thứ này.
Vì vậy, khi lạm phát cao và liên tục tăng, các công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng hàng hóa giá trị cao có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong khi các công ty bán nhu yếu phẩm giá rẻ có khả năng hoạt động tốt hơn.
Và để đối phó, lựa chọn tốt nhất đó là đầu tư vào các doanh nghiệp phòng thủ. Hãy ưu tiên gia tăng tỷ trọng các cổ phiếu phòng thủ trong danh mục đầu tư của mình và giảm bớt tỷ trọng của các cổ phiếu có tính chu kỳ.
4. Lạm phát làm cho chi phí vốn đắt hơn
Nhiều nhà phân tích cho rằng nên sở hữu các công ty nhiều tài sản trong thời kỳ lạm phát. Bởi vì giá trị thực và khả năng tạo thu nhập của những tài sản này dự kiến sẽ tăng theo lạm phát.
Ví dụ: Giả sử bạn đã mua một căn hộ Vinhomes với giá 1.5 tỷ và cho thuê lại căn hộ đó. Thu nhập từ hoạt động cho thuê sẽ tăng lên theo lạm phát. Bên cạnh đó, giá thị trường của căn hộ đó cũng sẽ tăng lên.
Điều này sẽ tạo ra khoản lợi nhuận rất ấn tượng. Nhưng lại đang bỏ qua các chi phí hoạt động như điện, nước,… Những thứ này cũng tăng lên cùng với lạm phát. Vì vậy chúng có khả năng làm suy yếu lợi nhuận của các doanh nghiệp giàu tài sản.
Trong ví dụ trên, chi phí hoạt động cho thuê thường rất thấp so với thu nhập cho thuê. Vì vậy phần lớn dòng tiền từ cho thuê vẫn sẽ chảy về túi của bạn.
Về lại với hoạt động của doanh nghiệp, vậy điều chúng ta muốn khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong môi trường lạm phát cao là:
- Doanh nghiệp có nhiều tài sản có giá trị cao.
- Doanh thu từ những tài sản đó dự kiến sẽ tăng lên cùng với lạm phát.
- Các tài sản đã được mua cách đây nhiều năm trước, khi lạm phát còn ở mức thấp.
- Các tài sản không cần phải được thay thế trong nhiều thập kỷ.
- Chi phí hoạt động cho những tài sản đó thấp.
Thật không may, rất ít công ty có những đặc điểm này.
Vấn đề chính là hầu hết các tài sản vốn đều cần được nâng cấp, thay thế hoặc phải bảo trì vài năm một lần nếu công ty muốn duy trì khả năng cạnh tranh của mình.
Hầu hết các nhà máy đều có sự thay đổi lớn trong vài thập kỷ qua. Với ngày càng nhiều máy móc và ngày càng ít công nhân hơn. Những robot đó tiêu tốn rất nhiều tiền. Tệ hơn nữa, chi phí vận hành của một nhà máy không phải là nhỏ.
Trong hầu hết các trường hợp, các công ty có nhiều tài sản vốn với giá trị lớn thì luôn phải liên tục nâng cấp và thay thế hoặc bảo trì. Điều này thực sự tồi tệ khi lạm phát cao.
Ví dụ, một công ty có một lượng lớn tài sản hữu hình (nhà xưởng hay máy móc hạng nặng), và chúng cần được nâng cấp (thay thế) vài năm một lần nếu công ty muốn duy trì tính cạnh tranh.
Nếu lạm phát đang ở mức 10%, công ty sẽ cần tăng giá trị tài sản của mình lên 10% mỗi năm. Một chiếc xe tải trị giá 1 tỷ được mua vào năm ngoái cần được thay thế trong năm nay. Và vì lạm phát nên nó sẽ có giá 1.1 tỷ.
Nếu công ty này có tỷ lệ hoàn vốn là 5% thì công ty đó không thể đủ khả năng đầu tư ở mức đó. Ngay cả khi công ty giữ lại toàn bộ lợi nhuận của mình để sử dụng cho mục đích trên (không trả cổ tức, không đầu tư phát triển).
Cách duy nhất để tài trợ cho mức độ mở rộng đó là:
- Huy động vốn mới từ các cổ đông thông qua phát hành cổ phiếu.
- Tài trợ cho khoản đầu tư bằng nợ.
Cả hai cách này đều không phải là một lựa chọn đặc biệt hấp dẫn.
Để tránh các công ty trên, chúng ta có thể nhìn vào chỉ số ROCE. Nếu ROCE luôn gần hoặc thấp hơn mức lạm phát mà bạn kỳ vọng thì bạn nên ngay lập tức loại những công ty trên.
Hãy quay lại quy tắc đã để cập ở trên:
- Chỉ đầu tư vào các công ty có tỷ suất sinh lợi ròng trên vốn (ROCE) luôn trên 10%.
10% là đủ thấp để không quá hạn chế cho bộ lọc các doanh nghiệp, nhưng cũng đủ cao để các công ty thông qua quy tắc này có thể tự tài trợ cho tăng trưởng vượt qua lạm phát. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp tạo ra đủ tiền mặt để trả cổ tức hoặc để tái đầu tư một cách bền vững sẽ là các ưu tiên hàng đầu.
Ta cũng nên xem xét tỷ lệ Capex* / Lợi nhuận ròng để biết doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh về chi phí hay không. Bởi vì lạm phát cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty có capex cao.
* Capex (Capital Expenditure) là các khoản chi phí đầu tư, nâng cấp và duy trì tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc, thiết bị…phản ánh dòng tiền doanh nghiệp đầu tư mua tài sản cố định.
Ví dụ, nếu một công ty mua một chiếc xe, thì đó là một khoản chi phí vốn.
Nếu chiếc xe tải dự kiến sẽ sử dụng trong 10 năm, nó sẽ mất giá trị mỗi năm. Khi chiếc xe tải mất giá trị, giá trị tài sản ròng của công ty sẽ giảm xuống. Và nếu giá trị tài sản ròng giảm xuống do khấu hao thì khấu hao phải được ghi nhận là chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Quy tắc: Chỉ đầu tư vào những công ty có tỷ lệ Capex / Lợi nhuận ròng dưới 100% (có thể thấp hơn tùy theo đặc thù từng ngành).
Các công ty có vốn đầu tư luôn ở dưới mức này hiếm khi gặp vấn đề về dòng tiền do các khoản đầu tư vốn của họ gây ra.
5. Lạm phát làm cho nợ rẻ hơn
Hãy quay lại ví dụ trước đó về một căn hộ cho thuê được mua với giá 1.5 tỷ. Giả sử căn hộ được mua với khoản vay thế chấp trong 30 năm với lãi suất cố định là 8%.
Tuy nhiên, nhờ vào tác động của lạm phát, thu nhập từ cho thuê hàng năm từ căn hộ đã tăng khá đều đặn từ 180 triệu/năm lên 198 triệu/năm (giá cho thuê 15 triệu/tháng lên 16.5 triệu/tháng).
Vì vậy tài sản hiện tạo ra thu nhập tiền mặt (bỏ qua chi phí vận hành) là 78 triệu/năm thay vì 60 triệu/năm như trước (thu nhập cho thuê trừ 120 triệu tiền lãi vay).
Ngoài ra, nếu bạn bán tài sản đó vào thời điểm hiện tại thì giá bán có thể còn cao hơn giá mua ban đầu.
Nghĩa là, nếu tất cả các yếu tố khác đều như nhau, lạm phát có thể tốt cho các công ty có nhiều nợ, miễn là:
- Lãi suất của khoản vay được cố định.
- Khoản vay không phải hoàn trả trong nhiều năm.
- Khoản nợ được sử dụng để mua các tài sản có khả năng tạo thu nhập dự kiến cao hơn hoặc bằng lạm phát.
- Chi phí hoạt động của tài sản (tăng theo lạm phát) ở mức thấp.
Các đặc điểm này thường xuất hiện ở các công ty tiện ích. Tại các doanh nghiệp này, nợ dài hạn được sử dụng để đầu tư vào nhà máy điện. Thu nhập tạo ra từ các nhà máy dự kiến sẽ tăng lên cùng với lạm phát.
Tuy nhiên, đầu tư vào các công ty có mức nợ cao luôn là một ý tưởng tồi. Hãy đánh giá lại thật kỹ lưỡng doanh nghiệp của bạn. Sau đó mới xem xét có nên đưa nó nào danh mục hay không.
Bạn có thể so sánh các khoản nợ (vay và cho thuê) với thu nhập trung bình trong vài năm để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Việc sử dụng thu nhập trong một năm có thể gây hiểu nhầm và đánh giá chưa toàn diện khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lý tưởng nhất là không có doanh nghiệp nào có nợ quá mức trong danh mục đầu tư. Nhưng sử dụng tài trợ là điều thật sự cần thiết để đầu tư giúp công ty tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai.
Hãy lựa chọn các doanh nghiệp có xu hướng giảm các khoản nợ của họ. Và nếu có bất kỳ công ty nào tiếp tục nợ nần chồng chất đến mức vô lý, hãy loại bỏ chúng ra khỏi danh mục ngay lập tức.
6. Bảo vệ lạm phát luôn được bật
Lạm phát và các tác động của nó cực kỳ khó dự đoán. Vì vậy việc điều chỉnh danh mục đầu tư để đối phó với những dự đoán về lạm phát hầu như luôn là một ý tưởng tồi. Thay vào đó, luôn bật tính năng bảo vệ lạm phát có thể là một ý tưởng tốt hơn.
Điều đó có nghĩa là bạn nên đầu tư vào các công ty có các đặc điểm sau:
- Giá phiếu thấp hơn giá trị hợp lý của doanh nghiệp.
- Tỷ suất lợi nhuận cao cho phép họ chuyển lạm phát sang khách hàng một cách an toàn.
- Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực có chi phí thấp, nhu yếu phẩm thiết yếu và sử dụng nhiều lần…
- Doanh nghiệp có chi phí vốn (capex) thấp và ổn định.
- Có ít nợ, giúp tránh các rủi ro về lạm phát gia tăng.
“We will continue to ignore political and economic forecasts which are an expensive distraction for many investors and businessmen.” – Warren Buffett.
>>> Xem thêm: Các bài phân tích mới nhất tại đây.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPBankS
Tải ứng dụng đầu tư NEO Invest (VPBankS) tại đây hoặc quét mã QR:
SĐT/Zalo: 0909689963
Tổng hợp & TDStock