05/04/2025 10:27 sáng
Ngành dệt may tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xu hướng ngành trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực trở lại.

Hoạt động xuất khẩu ngành dệt may sụt giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 8/2023 kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (hàng dệt và may mặc) của Việt Nam ước đạt 3.91 tỷ USD, tăng 1.26% so với tháng 7/2023, song giảm 15.42% so với tháng 6/2022.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước ước đạt 26.93 tỷ USD, giảm 15.6% so với cùng kỳ năm 2022.

Dự báo, nhu cầu dệt may thế giới năm 2023 có khả năng giảm 8 – 10%. Điều này sẽ tác động mạnh tới hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) nhận định, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam cả năm 2023 ước đạt 40 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2022.

Nhu cầu có thể hồi phục trong cuối năm.

Tuy nhiên, hoạt động xuất, nhập khẩu dệt may Việt Nam đang có những tín hiệu tích cực. Nhiều khả năng sẽ phục hồi trong những tháng tới. Được biết, gần đây, đối tác từ châu Âu, Đông Bắc Á, Đông Nam Á… đến tìm hiểu sản phẩm may mặc có xu hướng tăng nhanh so với các tháng trước đó. Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU cũng khởi sắc hơn.

Cùng với nhu cầu cho các mặt hàng ngành Dệt may có xu hướng tăng cao để phục vụ cho các dịp lễ, tết. Do đó người viết kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn kể từ Q3/23.

Doanh nghiệp trong ngành

Hiện nay, VGT vẫn đang là cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất trong ngành. Kế theo đó là các cổ phiếu như TCM, MSH, TNG, GIL.

*Chú thích: Độ to của quả bóng thể hiện vốn hoá của doanh nghiệp.

Lợi nhuận doanh nghiệp ngành dệt may tạo đáy trong nửa đầu năm

Trong Q1/2023, kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp dệt may đều có sự sụt giảm. Suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt hiện đã đẩy nhu cầu suy giảm tại các quốc gia nhập khẩu dệt may lớn như Mỹ, EU…là nguyên nhân chính cho sự sụt giảm trên.

Kết quả kinh doanh trong quý 2 có sự hồi phục trở lại. Các doanh nghiệp đều có doanh thu quý 2 tăng trưởng so với quý 1. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại không có mức tăng trưởng tương ứng.

Kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp trong ngành

Cổ phiếu nào đang hấp dẫn

Doanh nghiệp dệt may tạo đáy lợi nhuận

Có thể thấy được các cổ phiếu MSH, TNG, STK và ADS là những mã có kết quả kinh doanh hồi phục ấn tượng nhất.

Trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn từ cuối năm 2022 đến nay. Với kết quả kinh doanh suy giảm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may như MSH và TNG vẫn duy trì được biên lợi nhuận gộp khá ổn định. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp sơ sợi như ADS và STK cũng đang có sự hồi phục trở lại.

Biên lợi nhuận gộp

Giá có còn rẻ?

Có thể thấy giá cổ phiếu đã không còn rẻ. Thị giá của các doanh nghiệp trong ngành đều có sự hồi phục mạnh.

So sánh giá cổ phiếu trong ngành

Xem xét chỉ số giá trên giá trị sổ sách P/B. P/B của nhiều cổ phiếu đã tăng về mức trung bình 5 năm gần nhất.

P/B các doanh nghiệp trong ngành

Chiến lược đầu tư

Với xu hướng giá của các cổ phiếu đã tăng mạnh trở lại. Việc lựa chọn cổ phiếu sẽ trở nên khắt khe hơn. Với giá của các cổ phiếu đã không còn quá rẻ, nhà đầu tư nên chọn các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, có lợi thế cạnh tranh trong ngành nếu có mua thêm.

* Bài viết có thể bạn quan tâm:

TDStock

Tác giả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *