Mục lục bài viết
1. Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh (Commodity derivative) là một công cụ tài chính được sử dụng để đầu tư vào giá của các hàng hoá thực tế mà không cần sở hữu sản phẩm đó.
Việc sử dụng hàng hóa phái sinh cho phép các nhà đầu tư và các nhà sản xuất nông nghiệp có thể quản lý rủi ro giá cả và tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại HCT.
>>> Link: Mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại HCT.
2. Các loại hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh
Sản phẩm của hàng hóa phái sinh là các hợp đồng giao dịch bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi.
Trong đó mỗi loại hợp đồng sẽ có một vai trò khác nhau. Cụ thể như sau:
– Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts): Được hiểu là hợp đồng mua hoặc bán một số lượng đơn vị tài sản cơ sở nhất định trong tương lai, theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Vào thời điểm ký kết hợp động kỳ hạn, sẽ không có sự trao đổi tài sản cơ sở hay thanh toán tiền. Hai bên thỏa thuận phải thực hiện các nghĩa vụ theo mức giá đã xác định của thị trường.
– Hợp đồng tương lai (Futures contract): Đây là hình thức giao dịch mà khách hàng có thể mua bán một lượng hàng hóa tại một mức giá xác định, việc chuyển giao sẽ được thực hiện trong tương lai. Các yêu cầu về giao dịch hợp đồng tương lai như khối lượng, mức giá, tiêu chuẩn hàng hóa, thời gian đến hạn, … sẽ được các sở giao dịch hàng hóa quy định.
– Hợp đồng quyền chọn (Option contract): Là thỏa thuận về quyền (không kèm theo nghĩa vụ) được mua bán một lượng hàng hóa cơ sở tại một mức giá và trong khoảng thời gian đã được xác định. Các yêu cầu giao dịch quyền chọn hàng hóa như loại hàng hóa, tháng đến hạn, khối lượng giao dịch, … được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
– Hợp đồng hoán đổi (Swap contract): Có nghĩa là mỗi bên giao dịch ký kết hợp đồng sẽ thực hiện trao đổi cho nhau số tiền trên các mức giá thả nổi hoặc cố định của 1 khối lượng hàng hóa nhất định trong kỳ thanh toán. Ví dụ, trong giao dịch hoán đổi mức giá cả hàng hóa tại các sàn đầu tư hàng hóa, một bên sẽ thực hiện thanh toán theo giá cả cố định cho bên kia. Ngược lại, đối phương sẽ thanh toán theo mức giá thả nổi cho bên này.
Lưu ý: Hiện nay tại Việt Nam mới có sản phẩm phái sinh duy nhất là hợp đồng tương lai trong giao dịch hàng hóa phái sinh thông qua sở giao dịch hàng hoá Việt Nam.
3. Danh mục các sản phẩm đầu tư trong thị trường phái sinh hàng hóa
Các loại sản phẩm được giao dịch trong thị trường phái sinh hàng hóa trải dài theo các ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến. Trong đó có bốn mặt hàng đầu tư chính bao gồm:
3.1 Nhóm ngành nông sản
Là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa. Đây là ngành hàng thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước gồm: Ngô, Lúa mì, Đậu tương, Dầu đậu tương, Khô đậu tương
3.2 Nhóm ngành năng lượng
Trong công nghiệp, các nguồn năng lượng đóng vai trò giúp vận hành các loại máy móc thiết bị, sử dụng cho hê thống chiếu sáng, sản xuất, phân phối hàng hóa, … Mặt hàng năng lượng gồm: Xăng pha chế, Dầu thô, Khí tự nhiên…
3.3 Nhóm ngành kim loại
Kim loại là các nguyên tố, hợp chất hoặc hợp kim, có bề mặt sáng bóng, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt; độ dẻo và khả năng chịu nhiệt cao, chiếm hơn 75% các nguyên tố hóa học. Kim loại trong hàng hóa phái sinh bao gồm: Bạc Bạch kim, Đồng, Quặng sắt…
3.4 Nhóm ngành nguyên liệu công nghiệp
Nguyên liệu công nghiệp là yếu tố có tính nền tảng, là nguyên liệu đầu vào cho các thị trường sản xuất hàng hóa, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác. Nguyên liệu công nghiệp gồm: Cao su, Cà phê, Đường, Ca cao, Dầu cọ, Bông sợi…
4. Các ưu điểm và rủi ro của thị trường hàng hóa phái sinh
4.1 Ưu điểm và lợi thế của thị trường hàng hóa phái sinh ở Việt Nam
Giao dịch hàng hóa phái sinh là một trong những kênh đầu tư được ưa chuộng trên thế giới hiện đang phổ biến tại Việt Nam.
Việc giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam là hợp pháp và được bộ công thương cấp phép theo nghị định 51/2018/NĐ-CP. Dưới đây là 2 lợi thế nổi bật của thị trường hàng hóa phái sinh mà các nhà đầu tư hàng hóa nên lựa chọn:
– Về tính pháp lý: Đây là kênh đầu tư hàng hóa của Bộ Công Thương theo Thông tư số 51. Ở Việt Nam, tất cả các sàn giao dịch hàng hóa phái sinh đều phải được đăng ký thành viên với Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên.
– Về bản chất: Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra để phòng ngừa rủi ro cho sự biến động của giá cả trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia giao dịch sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận hơn.
– Về độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên giá cả biến động không quá thấp so với thời điểm mua hòa vốn và tăng không quá cao theo quy luật cung cầu.
Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm. Hơn nữa, thị trường hàng hóa phái sinh kết nối liên thông với các sở giao dịch khác trên thế giới nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như không thể.
– Về hình thức giao dịch: Cơ chế giao dịch mua – bán 2 chiều, khớp lệnh tức thời và T+0 giúp nhà đầu tư có thể nắm bắt các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận dựa trên biến động của thị trường cho dù thị trường tăng hay giảm.
– Về lợi nhuận: Trong thị trường hàng hóa phái sinh thì biên độ lợi nhuận là không giới hạn. Bởi vì, nếu đang trong một xu hướng tăng, và bạn vào lệnh mua thì giá càng tăng, lợi nhuận của bạn càng được lớn.
– Tính thanh khoản cao: Thị trường Việt Nam liên thông với thị trường hàng hóa quốc tế gồm 50 quốc gia, tạo thành một thị trường với quy mô lớn, thanh khoản lên tới 5000 tỷ USD mỗi ngày.
– Linh hoạt về thời gian: Với đặc thù giao dịch 24/24h, bạn có thể lựa chọn khung thời gian giao dịch hàng hóa phái sinh phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường hàng hóa phái sinh, mức rủi ro có thể xảy ra với người mua và người bán là rất thấp. Cụ thể như sau:
– Đối với người mua: Đây có thể là một công cụ cân bằng đối ứng giữa việc mua và bán. Bạn có thể mua số lượng lớn hàng hóa và có thể thực hiện lệnh bán tương ứng. Vì vậy, đây là kênh đầu tư tốt nhất sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch về giá của hàng hóa.
– Đối với người bán: Khi tham gia thị trường hàng hóa, người bán không cần quá quan tâm đến mức giá biến động trên thị trường, có thể tập trung sản xuất nâng cao sản lượng. Bạn cũng cần chủ động định giá sản phẩm và dự trù được lợi nhuận thu được để tránh tình trạng bị ép giá khi mùa thu hoạch đến.
Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, các nhà đầu tư cần phải trau dồi kiến thức về thị trường, đặt kỳ vọng thấp, đặt lệnh chặn lỗ, chọn được công ty tư vấn uy tín và tồn tại lâu dài với thị trường để trở thành người chiến thắng.
4.2 Rủi ro khi tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa
– Rủi ro đòn bẩy tài chính: Sở dĩ, thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa được xem là rủi ro vì các giao dịch trên thị trường tương lai được cung cấp đòn bẩy (margin).
Trong đầu tư loại rủi ro này được xem là con dao 2 lưỡi, thu hút nhiều nhà đầu tư mạo hiểm. Đòn bẩy lớn có thể giúp nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dễ dàng, nhưng nếu bạn là người thiếu kỷ luật thì điều này có thể dẫn đến thua lỗ.
– Rủi ro lợi nhuận, biến động thị trường lớn: Trong thị trường hàng hóa phái sinh, lợi nhuận thường tỷ lệ thuận với rủi ro. Để có thể sở hữu một hợp đồng hàng hóa lớn mà với mức chi phí thấp, các nhà đầu tư thường lựa chọn hợp đồng tương lai với mức đòn bẩy cao.
Chính vì vậy, nhà đầu tư kinh doanh đầu tư hàng hóa có thể kiếm được lợi nhuận lớn, đồng thời nguy cơ thua lỗ sẽ tỉ lệ thuận theo.
– Rủi ro khi giao dịch hàng hóa lệch múi giờ: Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường toàn cầu nên thời gian giao dịch phụ thuộc vào từng khu vực. Có 3 phiên giao dịch chính là phiên Á, Âu và Mỹ.
Tuy nhiên, giao dịch hàng hóa theo phiên Mỹ có nhiều biến động nhất. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải theo dõi đúng múi giờ và cập nhật tin tức để tránh được rủi ro khi có biến động về giá mạnh.
– Rủi ro chiến lược phân tích: Phân tích chỉ số kỹ thuật là một trong những phương án lập chiến lược đầu tư phổ biến. Tuy nhiên để có số liệu đúng, nhà đầu tư cần có thời gian tìm hiểu và thành thạo phương pháp.
Việc áp dụng phân tích kỹ thuật kinh doanh đầu tư hàng hóa sẽ hiệu quả nếu thị trường không có nhiều biến động. Ngược lại, nếu thị trường hàng hóa phái sinh biến động lớn về việc phân tích kỹ thuật có thể bị gãy ngang.
Hy vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ hàng hóa phái sinh, cách tham gia thị trường này sao cho hiệu quả nhất.
TDStock