Mục lục bài viết
Trong khi nhiều nhà đầu tư coi đầu tư là một quá trình chủ yếu dựa trên phân tích, tính toán và lựa chọn cổ phiếu, không thể phủ nhận rằng yếu tố cảm xúc cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của đầu tư.
Với số vốn mà bạn tích luỹ được, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn cảm thấy xúc động về sự biến động của các khoản đầu tư.
Tuy nhiên, những cảm xúc này nếu không được quản lý đúng cách có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng đến hiệu suất đầu tư.
Dưới đây là năm cạm bẫy tâm lý quan trọng mà mọi nhà đầu tư cần lưu ý để đảm bảo quá trình đầu tư luôn diễn ra một cách hợp lý và khách quan.
1. Thiên kiến nhận thức muộn màng trong đầu tư- Hindsight bias
Nếu bạn từng trải qua cảm giác rằng bạn đã biết trước về một sự kiện trước khi nó xảy ra. Thì đó có thể là một dấu hiệu của “Thiên kiến nhận thức muộn màng”.
Thiên kiến này mô tả một tình huống trong đó việc biết kết quả của một sự kiện khiến bạn tin rằng bạn luôn có khả năng dự đoán chính xác về tình huống đó.
Hiện tượng này nghe có vẻ vô hại nhưng khi đầu tư, nhưng nó có thể dẫn đến sự tự mãn khi bạn trải qua cảm giác an toàn giả tạo.
Bằng cách cho rằng bạn biết trước kết quả của một sự kiện trước khi nó xảy ra, bạn sẽ cảm thấy quá tự tin vào khả năng của mình.
Sự tự tin thái quá này rất nguy hiểm khi triển khai đầu tư. Vì bạn có thể cảm thấy quá tin tưởng vào một kết quả cụ thể mà không xem xét đến rủi ro và các kết quả có thể xảy ra khác.
Có một cách dễ dàng để ngăn chặn thành kiến nhận thức muộn. Hãy ghi lại tất cả các quyết định đầu tư của bạn và quá trình suy nghĩ đằng sau chúng.
Bằng cách kiểm tra lại những quyết định này, bạn có thể tự đảm bảo rằng tỷ lệ dự báo thành công của bạn có thể kém hơn nhiều so với những gì bạn giả định ban đầu.
2. Thiên kiến xác nhận trong đầu tư- Confirmation bias
Thiên kiến xác nhận là một cơ chế bảo vệ mà não bộ sử dụng để bảo vệ bạn khỏi những ý kiến hoặc sự kiện trái ngược với quan điểm của bạn.
Nếu bạn mắc kẹt trong một niềm tin cụ thể, tâm trí của bạn sẽ tự động tìm kiếm những sự kiện hoặc bằng chứng xác nhận để hỗ trợ niềm tin đó, trong khi bác bỏ tất cả những bằng chứng ngược lại.
Thiên kiến xác nhận có thể gây cản trở đối với quá trình nghiên cứu một khoản đầu tư tiềm năng.
Bạn có thể dễ dàng rơi vào thói quen tìm kiếm thông tin chỉ để xác nhận niềm tin của mình trong một khoản đầu tư. Đồng thời lờ đi những thông tin khác. Kết quả là bạn có thể tích lũy rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm của mình. Nhưng có thể bỏ qua những thông tin quan trọng có thể đánh đổi với quan điểm ban đầu.
Để chống lại thiên kiến xác nhận, một cách là tạo ra hai cột trên một tờ giấy và tích cực tìm kiếm ưu và nhược điểm cho bất kỳ khoản đầu tư nào.
Hãy buộc bản thân nghĩ đến những tình huống xấu nhất và rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh, sau đó tổng hợp chúng vào một danh sách để đóng vai trò là tiếng nói phản đối.
Một phương pháp khác là chia sẻ ý tưởng của bạn với một người bạn đáng tin cậy và hỏi ý kiến phản biện của họ, để cuối cùng cả hai đều có cơ hội xem xét quan điểm một cách không thiên vị.
3. Quá tự tin
Quá tự tin là một cái bẫy hành vi khác có thể khiến bạn đưa ra những quyết định đầu tư sai lầm.
Điều này có nghĩa là bạn có thể không thực hiện đầy đủ nghiên cứu để biện minh cho quyết định đầu tư của mình. Thay vào đó chỉ dựa vào “cảm giác trực giác” của bạn.
Quá tự tin cũng có thể dẫn đến việc bỏ qua các lĩnh vực rủi ro quan trọng hoặc bị mù quáng bởi thông tin mà bạn cho là ít quan trọng hơn, chỉ để tiếp tục và bóp cò. Sự tự tin thái quá có thể lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng.
Để giảm bớt sự tự tin thái quá, hãy đảm bảo rằng bạn tính đến mọi rủi ro của một khoản đầu tư và khi có nghi ngờ, hãy kiểm tra đi kiểm tra lại.
4. Ác cảm mất mát
Ác cảm mất mát là một hiện tượng mà sự mất mát về mặt cảm xúc được đánh giá cao hơn so với giá trị thực tế của mất mát đó.
Nỗi sợ thua lỗ này có thể thúc đẩy nhà đầu tư đưa ra các quyết định hành vi phi lý và vội vã, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư dài hạn.
Ác cảm mất mát thường ảnh hưởng đến nhà đầu tư theo cả hai chiều, đặc biệt khi họ có xu hướng bán quá nhanh
Ví dụ: Nếu một cổ phiếu đang tăng giá nhanh chóng, điển hình như blue-chip HPG tăng mạnh gần 200% chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2021, thì nhà đầu tư cảm thấy thôi thúc phải chốt lãi trước khi nó bốc hơi.
Bằng cách đó, anh ta sẽ bỏ qua mọi cơ hội tăng giá trong tương lai nếu doanh nghiệp tiếp tục hoạt động tốt.
Vấn đề tương tự xảy ra ngược lại. Nếu giá cổ phiếu sụt giảm, nhà đầu tư có thể bán tháo trong cơn hoảng loạn để tránh thua lỗ thêm mặc dù vấn đề có thể chỉ là tạm thời, do đó làm mất đi cơ hội thu hồi vốn của mình.
5. Hiệu ứng sở hữu
Hiệu ứng sở hữu là hiện tượng khiến các cá nhân đánh giá cao giá trị của đối tượng mà họ sở hữu hơn giá trị thị trường thực tế của nó. Nói cách khác, một liên kết tình cảm được tạo ra giữa chủ sở hữu và tài sản.
Sự ưu ái này có thể khiến nhà đầu tư “phải lòng” cổ phiếu mình sở hữu và từ chối bán nó ngay cả khi điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn.
Giá trị mà họ đặt vào công ty có thể cao hơn so với giá trị mà thị trường đánh giá, đặc biệt khi hiệu ứng sở hữu tác động.
Có một chiến lược đầu tư rõ ràng và sự hiểu biết có chủ ý về chứng khoán mà họ sở hữu có thể giúp giảm thiểu tác động này.
Bằng cách xem xét cổ phiếu của mình một cách khách quan, bạn sẽ ở vị thế tốt hơn để quyết định phải làm gì với chúng mà không bị cảm xúc lấn át.
>>> Xem thêm: Các kiến thức, góc nhìn và kinh nghiệm đầu tư tại đây.
>>> Tuy cập link: Mở tài khoản giao dịch hàng hóa phái sinh tại HCT